Tiềm năng của Curcumin – tinh chất Nghệ vàng

Kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền

Nghệ vàng (Curcuma longa L.) là cây thuốc quý được đánh giá cao trong số vô vàn các cây thuốc cổ truyền. Theo y học cổ truyền, khương hoàng (thân rễ củ nghệ) có vị cay, đắng, tính ôn, quy vào 2 kinh can và tỳ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu ứ, bụng trướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, phụ nữ sau sinh đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng…

Nhân dân ta từ bao đời nay, vẫn sử dụng nghệ như là một thứ gia vị truyền thống, tạo nên màu vàng và mùi vị đặc trưng của món ăn, vừa làm vị thuốc dân gian quý với rất nhiều công dụng như làm mờ vết sẹo, chữa đau dạ dày, giải độc gan, giúp phụ nữ sau sinh co hồi tử cung, sớm lấy lại vóc dáng và làn da đẹp. Nghệ cũng có một lịch sử sử dụng lâu dài trong y học cổ truyền ở Ấn Độ và Trung Quốc. Người Ấn Độ cổ đã biết các đặc tính chữa bệnh của củ nghệ từ hàng nghìn năm trước.



Theo Y học hiện đại
Curcumin là hoạt chất chính có trong củ nghệ, tạo nên màu vàng và tác dụng của nghệ. Gần đây, công dụng của Curcumin, đang thu hút được sự quan tâm của ngành Y học trên toàn thế giới. Thư viện Pubmed (Thư viện Y học quốc gia của Hoa Kỳ) có tới 5612 bài báo nghiên cứu về tác dụng của hoạt chất Curcumin.

Curcumin có một loạt các hoạt tính sinh học và dược lý, bao gồm khả năng chống oxy hóa, chống viêm, chống vi khuẩn, chống nấm, ký sinh trùng, chống ung thư và tính cai nghiện. Khả năng chống oxy hóa và chống viêm phi thường thông qua rất nhiều con đường khác nhau của Curcumin có thể có một ảnh hưởng tích cực trong cuộc chiến chống lại gần như mọi bệnh đã được biết đến, bao gồm cả bệnh ung thư, rối loạn tim mạch, thần kinh và tiêu hóa, bệnh khớp mãn tính, bệnh gan mật, bệnh tiểu đường, bệnh ngoài da và bệnh hen dị ứng.

0 nhận xét: