Nano Curcumin đang trở thành tâm điểm của các nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới

Từ hàng ngàn năm qua, nghệ đã là một phần không thể thiếu trong nét văn hóa, ẩm thực và nền y học cổ truyền Á Đông.

Curcumin là một thành phần có hoạt tính sinh học cao, có vai trò quyết định, tạo nên tính chống ô-xi hóa, chống viêm và chống ung thư của nghệ. Gần đây, cucurmin được công nhận là một hoạt chất có tác dụng phòng ngừa và điều trị ung thư vào loại mạnh, đặc biệt là Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao của Curcumin.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Nano Curcumin có một khả năng độc đáo là điều chỉnh các đích phân tử khác nhau, làm cho Nano Curcumin nó trở thành một “thần dược” để điều trị hầu hết các loại bệnh mạn tính, bao gồm bệnh ung thư, viêm loét dạ dày, đại tràng, bệnh tim mạch, gan mật, viêm khớp dạng thấp, rối loạn hệ tiêu hóa, rối loạn hệ thần kinh v.v…


 
Một khảo sát tài liệu về Nano Curcumin đã được tiến hành dựa trên 254 tài liệu khoa học và kỹ thuật đánh giá tiềm năng ứng dụng của Nano Curcumin trong việc chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 dựa trên cơ sở dự liệu khoa học trên mạng (Web of Science Database), kết quả phân chia thành các nhóm dựa trên các loại bệnh và các dữ liệu thu được được thể hiện trên biểu đồ dạng tròn


Một điều rất rõ ràng qua biểu đồ có thể thấy các bằng phát minh có liên quan đến phương pháp chữa trị ung thư chiếm tỉ lện lớn nhất (24%), phản ánh được hiệu quả điều trị ung thư vào loại mạnh của Nano Curcumin. Các bằng phát minh có liên quan đến điều trị các bệnh tim mạch đứng ở vị trí thứ hai với tỉ lệ là 13%. Một phần trong số đó, một phần nhỏ hoạt động cấp bằng sáng chế được hướng về điều trị các bệnh khác, bao gồm các bệnh viêm nhiễm, bệnh tiểu đường, viêm khớp, bệnh Alzheimer v.v… Hơn nữa, sự phân loại bệnh có liên quan đến ung thư chỉ ra tiềm năng của Nano Curcumin trong việc điều trị bệnh ung thư vú (16%), tiếp theo đó là u hắc tố (melanoma) (10%), ung thư tuyến tiền liệt (10%), ung thư phổi (10%), ung thư máu (9%), và ung thư kết tràng.

Hiện tại, các nhà khoa học trên thế giới cũng thử nghiệm nhiều công nghệ để tạo Curcumin kích thước Nano để tăng sinh khả dụng và giảm độc tính của Curcumin. Các công nghệ này bao gồm các phân tử nano lipid-rắn, huyền phù nano, nhũ tương nano, curcumin xyclodextrin tự phân tách, hạt nano hydrogel, phức hệ curcumin phospholipid và curcumin kết hợp trong các phân tử nano của polymer.


Hình trên đưa ra tỉ lệ các phương pháp tiếp cận dựa trên công nghệ nano để sản xuất thuốc chứa curcumin dưới dạng biểu đồ hình tròn dựa trên 124 bằng sáng chế trong giai đoạn 2001-2010. Như đã được minh họa trong biểu đồ này các hat nano polymer đóng vai trò nổi trội (34%) tiếp theo đó là nhũ tương nano curcumin (20%), huyền phù nano (13%), phức hệ phospholipid (12%), cyclodextrin curcumin tự phân tách, hạt nano dạng hydrogel và SLNs theo thứ tự giảm dần về tỉ lệ phần trăm.

Qua các nghiên cứu có thể thấy Nano Curcumin đã mở ra một giải pháp riêng biệt để giải quyết vấn đề về sinh khả dụng của curcumin. Với kích thước 30-100nm, Nano Curcumin phân tán tốt trong nước, hấp thu nhanh vào máu, sinh khả dụng lên tới 95%, hiệu quả gấp 40 lần Curcumin thường, đã mang lại hiệu quả kỳ diệu trong phòng và trị các căn bệnh chết người như: ung thư, bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, các bệnh viêm nhiễm v.v…

Điều này đã được chứng minh thông qua một nghiên cứu của nhóm tác giả đến từ đại học Dược, bang Ohio, Hoa Kỳ, thực hiện năm 2012 về nano curcumin cho thấy, khi sử dụng Nano Curcumin đường uống thì diện tích dưới đường cong AUC trong 24h (đặc thù cho nồng độ thuốc trong máu) đã tăng gấp 10 lần, đồng thời nồng độ curcumin trong máu tăng lên hơn 40 lần so với khi sử dụng Curcumin thường

Người ta hy vọng rằng các nghiên cứu khoa học về Nano Curcumin trên quy mô toàn cầu sẽ khám phá ra thần dược kỳ diệu cho tương lai, mang lại một giải pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả vì lợi ích của loài người.


Nguồn: Thomsoninnovation.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://www.menumagazine.co.uk/book/dawnofhistory.html
2. http://www.tumeric.co.in/tumeric_faqs.html
3. H.A. Vogel and J. Pelletier, “Curcumin-Biological and Medicinal Properties”, J. Pharma., 2, 50 (1815).
4. J. Miłobedzka, St. v. Kostanecki, V. Lampe (1910). „Zur Kenntnis des Curcumins”. Berichte der deutschen Chemischen Gesellschaft 43 (2): 2163-2170.
5. Y.R. Mahajan, “Nanotechnology – Enhanced Curcumin: Symbiosis of Ancient Wisdom of East with Modern Medical Science”, Nanotech Insights, 2(3), 2011, 17-27.
6. http://apps.webofknowledge.com
7. http://thomsoninnovation.com
8. H. Auwerter, “Formulations of Curcumine”, European Pat. No. EP 103266 A2, May 30, 2001, Assignee: BASF AG
9. L. Li, F.S. Braiteh and R. Kurzrock, “Liposome-Encapsulated Curcumin: In vitro and In vivo effects on Proliferation, Apoptosis, signaling, and Angiogenesis”, Cancer, 104(6), 2005, 1322-1331.

0 nhận xét: